Những sản phẩm chăn lông cừu vô cùng được yêu thích vào mùa lạnh bở sự ấm áp và mềm mại. Bạn cần biết cách giặt chăn lông cừu đúng cách để chăn không bị xù và giữ được chất lượng tốt nhất qua nhiều lần giặt. Lasante sẽ chia sẻ đến bạn hướng dẫn chi tiết từng bước giặt chăn lông cừu trong bài viết dưới đây.
Hướng dẫn cách giặt chăn lông cừu đúng cách
LasanteVN sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu cách giặt chăn lông cừu sao cho đúng quy chuẩn nhất.
Giặt chăn lông cừu đúng cách để chăn giữ được chất lượng tốt nhất
Giặt chăn lông cừu bằng máy
B1. Kiểm tra xem chăn lông có vừa với lồng giặt hay không
Hầu hết các sản phẩm chăn lông cừu đều có kích thước khá lớn và khối lượng nặng. Vì vậy bạn cần kiểm tra xem chăn lông của bạn có vừa với khoang máy giặt hay không. Nếu không vừa thì bạn phải chuyển sang phương pháp giặt tay hoặc đưa chăn ra tiệm giặt công nghiệp để được xử lý.
B2. Đặt chăn lông vào lồng giặt
Bạn nên giặt riêng chăn lông và không giặt cùng các loại vật dụng khác. Đồng thời bạn có thể lộn chăn từ trong ra ngoài, để hạn chế sự bào mòn trực tiếp lên lớp lông của chăn.
B3. Cài đặt quy trình giặt
Để máy giặt sử dụng nước lạnh và cài đặt chế độ giặt nhẹ nhàng và số lần quay ít. Sau đó thêm chất tẩy rửa và khởi động máy giặt. Bạn nên sử dụng chất tẩy rửa nhẹ để tránh làm ảnh hưởng đến lớp lông mềm mại của chăn.
B4. Tiến hành giặt
Trong quá trình giặt chăn lông bằng máy giặt, bạn có thể quan sát xem nếu chăn hơi chật so với lồng giặt thì nên đổi các mặt của chăn để có thể giặt sạch mọi vị trí trên tấm chăn lông.
B5. Lấy chăn ra khỏi máy giặt
Bạn lấy chăn lông ra và nên kéo nhẹ sản phẩm để chăn bớt nhăn nhúm và trở lại hình dạng như ban đầu.
Lưu ý: Trước khi tiến hành giặt chăn lông bằng máy giặt, bạn cần kiểm tra và xử lý các vết bẩn cứng đầu như vết máu khô, vết màu thực phẩm…. Như vậy mới có thể đảm bảo tấm chăn sạch hết các vết bẩn và bạn không cần phải giặt lại nhiều lần.
Giặt chăn lông cừu bằng tay
B1. Cho chất tẩy rửa vào chậu
Đổ chất tẩy rửa nhẹ vào chậu rồi khuấy đều cho đến khi chất tẩy rửa bị hòa tan và tạo bọt. Nên sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm vừa đủ để giặt chăn lông tránh ảnh hưởng đến chất lượng của lớp lông mềm mại.
B2. Giặt từng phần chăn
Vì chăn lông khi ngâm nước sẽ khá nặng, nên bạn nên giặt từng phần của chăn rồi mới ngâm cả chăn vào chậu. Trong quá trình giặt chỉ nên vò nhẹ bằng tay chứ không sử dụng biện pháp chà mạnh bằng các vật dụng như bàn chải để tránh làm hỏng bề mặt chăn.
Bạn có thể ngâm chăn trong chất tẩy rửa trong vòng 15 phút. Sau đó tiến hành xả nước và giặt bằng nước sạch cho đến khi hết chất tẩy rửa trong chăn.
B3. Vắt khô chăn
Bạn có thể ép hết nước trong sản phẩm chăn lông bằng cách gấp chăn thành nhiều phần rồi dùng tay để ép hết nước ra. Sau đó định hình lại hình dáng chăn bằng cách kéo nhẹ để chăn bớt bị nhăn nhúm.
Lưu ý khi giặt chăn lông cừu
1. Không sử dụng bột giặt để giặt chăn lông cừu
Khi giặt chăn tốt nhất không nên sử dụng các hóa chất có chứa kiềm, bao gồm bột giặt, xà phòng, chất tẩy mạnh. Những chất này có thể làm chăn bị rụng lông và biến dạng, chảy giãn và bạc màu.
Chỉ nên sử dụng các loại chất tẩy rửa nhẹ như dầu gội, sữa tắm, nước giặt pha loãng; chúng giúp chăn sạch sẽ không kém gì với các loại bột giặt mà vẫn giữ được tính thẩm mỹ và cấu trúc vốn có. Sau khi giặt xong chăn vẫn luôn như mới, lông không bị vón cục, xù xì.
2. Sử dụng nước ấm từ 35 – 40 độ C để giặt chăn lông cừu
Nhiều người vẫn cho rằng chăn lông cừu cũng giống như nhiều loại chăn khác nên có thể giặt giũ bình thường với nước lạnh. Thế nhưng việc này là hoàn toàn sai lầm, bởi nước lạnh có thể khiến cho lông cừu bị biến đổi cấu trúc, ảnh hưởng tới đặc tính của chăn.
Nước quá nóng cũng là yếu tố khiến chăn bị hư hỏng nhanh chóng. Mức nhiệt độ phù hợp để giặt chăn là từ 35 – 40 độ. Nhiệt độ lý tưởng nhất khi giặt chăn lông cừu là 38 độ.
Khi giặt chăn, các bạn hãy pha nước có mức nhiệt độ như trên, ngâm chăn cho ướt nước. Sau đó, tiếp tục pha dung dịch nước giặt, dầu gội đầu, sữa tắm…với mức nhiệt độ tương tự và ngâm trong chậu lớn hoặc trong bồn tắm khoảng vài phút.
3. Không nên vò mạnh và vắt mạnh tay khi giặt chăn
Tác động mạnh từ lực tay người giặt hay sức mạnh của máy giặt có thể làm cho lông cừu bị rão, rụng và chăn nhanh hỏng. Do đó, khi giặt chăn không nên vò mạnh tay, thay vào đó là vò nhẹ nhàng.
Những chỗ có vết bẩn, ố vàng…cũng không nên sử dụng bàn chải để đánh sạch. Tập trung vò nhẹ những chỗ bị bẩn hoặc đổ chút dung dịch nước giặt đã pha loãng vào vị trí bẩn để làm sạch tốt hơn. Khi đã vò xong có thể ngâm chăn trong vòng 5 – 10 phút và xả lại từ 3 – 5 lần với nước ấm từ 35 – 40 độ C để làm sạch bọt và chất tẩy rửa đọng lại trên chăn.
4. Phơi khô chăn lông cừu trên mặt phẳng rộng
Sử dụng sào hay dây phơi để phơi khô chăn lông cừu là thói quen của rất nhiều người; tuy nhiên, đây là một thói quen không tốt. Các bạn nên sử dụng một mặt phẳng hay mặt bàn rộng rãi để phơi khô chăn. Việc phơi chăn bằng sào và dây phơi sẽ khiến cho chăn bị giãn ra, do nước từ trên chảy xuống bên dưới sẽ làm phần dưới chăn nặng hơn và kéo giãn những đường dệt.
Lưu ý rằng không nên phơi chăn dưới ánh nắng trực tiếp và gay gắt từ mặt trời. Chăn sẽ nhanh bị phai màu, lông cừu sẽ bị biến đổi cấu trúc và bị khô cứng, mất đi sự mềm mại, êm ái vốn có sau nhiều lần phơi. Nên phơi chăn ở nơi khô ráo, thoáng mát và không bị ánh mặt trời chiếu rọi trực tiếp.
Mua sản phẩm chăn lông cừu chính hãng tại Lasante
Như vậy, LasnteVN vừa cùng với các bạn tìm hiểu cách giặt chăn lông cừu đảm bảo sạch sẽ và bền đẹp, luôn như mới. Việc giặt và bảo quản chăn lông cừu cần thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận nên đừng quên một số lưu ý và chúng tôi vừa chia sẻ ở trên. Để mua chăn lông cừu chính hãng, chất lượng cao và giá thành hợp lý hãy liên hệ với Lasante để được tư vấn mẫu sản phẩm phù hợp.